Các bài tập Java phần lớp – hướng đối tượng

Các bài tập Java phần lớp – hướng đối tượng

 

Bài 1

Viết chương trình thực hiện các yêu cầu sau:

– Tạo lớp đối tượng hình chữ nhật có tên là Rectangle theo lược đồ UML dưới đây:

Các bài tập Java phần lớp - hướng đối tượng

– Từ chương trình chính, tạo một đối tượng hình chữ nhật với kích thước và màu sắc nhập vào từ bàn phím. Đưa ra màn hình các thuộc tính, diện tích và chu vi của đối tượng hình chữ nhật đã tạo.

Bài 2

Viết chương trình thực hiện các yêu cầu sau:

– Tạo lớp đối tượng ngăn xếp chứa các số nguyên có tên là StackOfIntergers theo lược đồ UML dưới đây:

– Viết chương trình sử dụng lớp StackOfIntergers để đưa ra màn hình tất cả các số nguyên tố nhỏ hơn một số nguyên dương n (nhập vào từ bàn phím) theo thứ tự giảm dần.

Bài 3

Tạo lớp StackOfIntergers như bài 2. Viết chương trình nhập vào một số nguyên dương rồi hiển thị các thừa số nguyên tố nhỏ nhất của nó theo thứ tự ngược. Ví dụ, nếu số nguyên là 120, các thừa số nguyên tố nhỏ nhất được hiển thị là 5, 3, 2, 2, 2. Sử dụng lớp StackOfIntergers để chứa các thừa số rồi lấy và hiển thị chúng theo thứ tự ngược.

Bài 4

Viết chương trình thực hiện các yêu cầu sau:

– Tạo lớp đối tượng ngăn xếp chứa các ký tự có tên là StackOfChars theo lược đồ UML dưới đây:

– Viết chương trình sử dụng lớp StackOfChars để tính giá trị của biểu thức số học dạng trung tố có dấu ngoặc đầy đủ. Giả sử trong biểu thức số học chỉ chứa các phép toán cộng, trừ, nhân, chia và các số hạng là các số chỉ có một chữ số.

Ví dụ: Nhập vào biểu thức số học ((3+7)×(9-(6-2))), đưa ra kết quả là 50.

Bài 5

Tạo lớp StackOfChars như bài 4. Viết chương trình sử dụng lớp StackOfChars để chuyển một biểu thức dạng trung tố về dạng hậu tố.

Bài 6

Viết chương trình thực hiện các yêu cầu sau:

– Tạo lớp đối tượng điểm trong mặt phẳng tọa độ OXY có tên là MyPoint theo lược đồ UML dưới đây:

– Viết chương trình tạo n đối tượng điểm MyPoint có tọa độ nhập vào từ bàn phím. Tìm hai điểm có khoảng cách lớn nhất. Đưa ra màn hình tọa độ của hai điểm tìm được và giá trị khoảng cách giữa chúng.

Bài 7

Viết chương trình thực hiện các yêu cầu sau:

– Tạo lớp đối tượng ma trận có tên là Matrix theo lược đồ UML dưới đây:

– Viết chương trình sử dụng lớp Maxtrix để thực hiện một số phép toán về ma trận. Chương trình có các mục menu: 1. Tính tổng và hiệu hai ma trận; 2. Tính tích hai ma trận; 3. Tìm chuyển vị của một ma trận; 4. Kết thúc chương trình. Khi người sử dụng chọn các mục từ 1 đến 3 thì cho nhập vào ma trận, thực hiện tính toán và đưa ra kết quả; khi người sử dụng chọn 4 thì kết thúc chương trình.

Bài 8

Viết chương trình thực hiện các yêu cầu sau:

– Tạo lớp đối tượng phân số có tên là PhanSo theo lược đồ UML dưới đây:

– Viết chương trình sử dụng lớp PhanSo. Nhập vào hai phân số; tính tổng, hiệu, tích, thương hai phân số; tối giản và so sánh hai phân số.

Bài 9

Viết chương trình thực hiện các yêu cầu sau:

– Tạo lớp đối tượng số phức có tên là SoPhuc theo lược đồ UML dưới đây:

– Viết chương trình sử dụng lớp SoPhuc. Nhập vào hai số phức; tính tổng, hiệu, tích, thương hai số phức; tính nghịch đảo và so sánh hai số phức.

 

Download code

Đây là các bài mình làm khi còn là sinh viên nên code sẽ hơi củ chuối chút, các bạn có thể tải về và chạy.

Download tại đây

Mình đang để là eclipse project nhé, nếu bạn nào chạy netbeans thì tạo project netbeans rồi copy folder src sang là được hoặc có thể import theo cách sau đây: https://netbeans.org/kb/74/java/import-eclipse.html

Xem thêm code ví dụ tại: https://stackjava.com/category/demo

stackjava.com