Định danh trong Java, nguyên tắc đặt tên định danh

Định danh trong Java, nguyên tắc đặt tên định danh.

Định danh là gì?

Trong ngôn ngữ lập trình, định danh được sử dụng với mục đích nhận biết, phân biệt. Trong Java, một định danh có thể là tên một class, tên một phương thức, tên một biến.

Ví dụ:

package stackjava.com.demo;

public class Demo {
  public static void main(String[] args) {
    System.out.println("Hello");
  }
}

Trong đoạn code trên ta có các định danh sau:

  • stackjava.com.demo: tên package
  • Demo: tên class
  • args: tên biến
  • String: tên kiểu dữ liệu
  • main: tên phương thức

*Lưu ý: tên project, tên file không phải là định danh trong Java.

Nguyên tắc đặt tên, định danh hợp lệ.

Trong quá trình viết code, nếu các định danh không hợp lệ nó sẽ xảy ra lỗi ngay ở lúc complie. Thường thì các IDE (Eclipse, Netbeans…) hiện nay đều hỗ trợ báo lỗi ngay khi bạn sử dụng định danh không hợp lệ.

Các nguyên tắc, qui định bắt buộc về đặt tên, định danh như sau:

  • Chỉ bao gồm các ký tự là chữ số hoặc chữ cái ([A-Z],[a-z],[0-9]), ký tự ‘$’ và ký tự ‘_’
  • Định danh không được bắt đầu bằng chữ số.
  • Định danh có phân biệt hoa thường. Ví dụ int ageint Age là hai định danh khác nhau.
  • Chiều dài của định danh không bị giới hạn nhuwnng chỉ nên dùng các định danh có chiều dài 4 – 15 ký tự.
  • Không được sử dụng các từ khóa trong Java để làm định danh (ví dụ: if, else, true, false…)

Ví dụ các từ khóa hợp lệ:

  • int age;
  • int $age;
  • int _age;
  • int Age;
  • int age1;
  • int _$age;
  • int a_g_e;

Ví dụ các từ khóa không hợp lệ:

  • int age@;
  • int 1age;
  • int if;
  • int age#;

(Xem thêm: Quy ước, chuẩn đặt tên định danh trong Java)

(Xêm thêm: Các từ khóa hay dùng trong Java)

 

Định danh trong Java, nguyên tắc đặt tên định danh

https://docs.oracle.com/javase/tutorial/

 

stackjava.com