Code ví dụ Node.js – Tạo server với module http-server

Code ví dụ Node.js – Tạo server với module http-server

Module http-server

http-server là một module vô cùng đơn giản và rất dễ dàng để tạo một http server.

http-server có thể biến một folder bất kỳ thành root folder (folder gốc) của một server mà không cần phải tạo project hay cấu hình.

Do dễ cài đặt nên http-server thường được dùng để tạo nhanh các server cho testing, local development. Nếu bạn muốn dùng http-server để tạo một server cho production cũng hoàn toàn ok nhé.

Cài đặt module http-server

http-server được sử dụng như một câu lệnh của hệ điều hành để có thể tạo server cho thư mục bất kỳ nên ta sẽ cài nó với tùy chọn globally:

npm install http-server -g

Sau khi cài, bạn có thể sử dụng lệnh http-server trên giao diện command-line (terminal/powershell)

Sử dụng http-server

Để tạo server bằng module http-server ta dùng lệnh sau:

http-server [path] [options]

Trong đó:

  • path là đường dẫn folder của server, nếu không chỉ rõ thì sẽ hiểu là folder hiện tại
  • option là các tùy chọn của server như port, cache, ssl…

Ví dụ:

Mình tạo folder demo, sau đó mở folder này trong command line rồi chạy lệnh http-server:

Hệ thông sẽ tự động tạo một server với thưc mục gốc là folder demo với port mặc định là 8080

Code ví dụ Node.js - Tạo server với module http-server

Kết quả: Truy cập vào địa chỉ localhost:8080 ta sẽ thấy một http server được khởi tạo.

Vì folder demo trống nên trang web sẽ không hiển thị gì cả.

Code ví dụ Node.js - Tạo server với module http-server

Mặc định hệ thống sẽ hiển thị file index.html trong folder public của thư mục gốc, nếu không tìm thấy thì nó sẽ hiển thị file index.html trong thư mục gốc.

Ví dụ mình tạo folder public và tạo file index.html bên trong với nội dung như sau:

<html>
<head>
  <title>stackjava-demo-http-server</title>
</head>
<body>
  <h1>Hello World!</h1>
</body>
</html>

 

Code ví dụ Node.js - Tạo server với module http-server

Restart lại server (tắt command line Ctrl+C và chạy lại lệnh http-server) rồi refresh lại trang:

Code ví dụ Node.js - Tạo server với module http-server

Chạy http server với option:

Ví dụ:

http-server -c-1 -p 80
  • -c-1 tức là không lưu cache, mỗi khi bạn sửa file thì chỉ cần refresh lại trang chứ không cần restart lại server
  • -p 80 tức là sử dụng port 80

Code ví dụ Node.js - Tạo server với module http-server

Code ví dụ Node.js - Tạo server với module http-server

 

 

Okay, Done!

References: https://www.npmjs.com/package/http-server

stackjava.com